Từ khóa phổ biến

Trà hoa cúc – Thức uống thần kỳ cho sức khỏe người Việt

29/11/2019 09:36 +07 - Lượt xem: 56204

Không chỉ là một thức uống bổ dưỡng, trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả.

tra-hoa-cu, tac-dung-cua-tra-hoa-cuc, mua-tra-hoa-cuc-o-dau, dia-chi-ban-tra-hoa-cuc-uy-tin, giam-can, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang

Hoa cúc không chỉ là loài hoa trang trí cho không gian sống mà còn được sử dụng như một loại thức uống. Với y học ngày càng tiên tiến hiện nay, trà hoa cúc đã được công nhận là một thức uống đầy tinh tế với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

tra-hoa-cuc-thanh-nhiet-giai-doc-lam-dep-da-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-1

Trà hoa cúc là gì?
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính từ hoa cúc khô. Theo nhiều nghiên cứu, hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae, có vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh.

Cùng với trà hoa sen, trà hoa cúc cũng được xem là một loại thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa uống trà phong phú của người Việt Nam.

Thành phần trà hoa cúc
Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisabolol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong hoa cúc chứa apigenin – một chất có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc trị ung thư.

tra-hoa-cuc-thanh-nhiet-giai-doc-lam-dep-da-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-2

 

10 tác dụng tuyệt vời của trà hoa cúc
Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Khi pha trà, nước trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng và hương vị ấm áp, dễ chịu.

Sau đây là một số tác dụng tuyệt vời mà trà hoa cúc đem lại:

1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc có nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.

Thêm vào đó, các nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng chất chống oxy hóa trong hoa cúc khá công hiệu trong việc điều trị chứng đau thắt ngực hoặc làm dịu những cơn đau ngực xuất phát từ bệnh động mạch vành.

Ngoài ra, hoa cúc còn có tác dụng làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như chóng mặt, mất ngủ và nhức đầu.

2. Giải cảm
Theo tạp chí sức khỏe Natural Health, các thầy thuốc cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng trà hoa cúc để chữa phong hàn hoặc cảm lạnh kèm sốt cao, sưng tấy và nhức đầu. Nhờ vào tính mát của loại thảo dược này mà chúng được dùng để hạ sốt rất hiệu quả.

Để chế biến ra những tách trà hoa cúc giúp giải cảm, bạn hãy cho vào ấm trà một thìa cà phê trà hoa cúc khô với hoa kim ngân và lá bạc hà khô, sau đó rót một lít nước sôi vào và đợi trà nguội dần.

Uống một tách trà hoa cúc mỗi hai giờ sẽ giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh khó chịu trong cơ thể.

3. Làm dịu mẩn đỏ do nóng trong người
Các bác sĩ Đông y khẳng định rằng việc phát ban là do cơ thể bị nhiệt gây nên. Với tính giải nhiệt, trà hoa cúc có thể sử dụng để điều trị bệnh ban đỏ. Nếu bị phát ban, bạn hãy uống trà hoa cúc mỗi 2–3 giờ và uống trà cho đến khi các vết ban biến mất.

Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên tránh ăn các loại thức ăn nhiều gia vị hoặc đồ cay, nóng vì chúng sẽ góp phần làm bạn bị nóng trong người.

4. Cải thiện sức khỏe đôi mắt

Trà hoa cúc đem lại nhiều lợi ích cho “cửa sổ tâm hồn” của bạn, bao gồm tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ, tầm nhìn yếu. Nếu mắt hay bị đau, khô hoặc đỏ do đọc sách hoặc làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian dài, trà hoa cúc chính là lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.

5. Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu tại Mỹ phát hiện chất apigenin trong trà hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và giúp các thuốc trị ung thư phát huy tác dụng hơn.

Trong các nghiên cứu ống nghiệm, apigenin đã được chứng minh là chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt là các tế bào vú, đường tiêu hóa, da, tuyến tiền liệt và tử cung.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên 537 người đã quan sát thấy rằng những người uống trà hoa cúc 2 – 6 lần mỗi tuần có khả năng mắc ung thư tuyến giáp ít hơn đáng kể so với những người không uống trà hoa cúc.

6. Trị mất ngủ, hạ huyết áp

Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.

7. Giải nhiệt
Tác dụng giải nhiệt hiệu quả của hoa cúc rất tốt cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc trong môi trường chật hẹp, như văn phòng, công xưởng…

Bạn có thể kết hợp loại trà này với trà xanh và hoa hòe để tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị chứng nhức đầu do sốc nhiệt.

8. Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính. Bạn cũng có thể dùng hoa cúc kết hợp với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.

9. Chữa đau bụng kinh nguyệt
Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu.

Bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng trà hoa cúc bởi loại thảo dược này có thể tác động tới bào thai trong bụng.

10. Lợi ích khác
Một nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong hoa cúc có tác dụng kháng sinh chống lại một số loại vi khuẩn, đặc biệt là streptococcus và staphylococcus.

Trà hoa cúc cũng có thể làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng, trị hôi miệng và khô miệng. Thêm vào đó, trà hoa cúc giúp cơ thể thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh và thanh lọc tâm trí.

tra-hoa-cuc-thanh-nhiet-giai-doc-lam-dep-da-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-3

Nên uống trà hoa cúc vào lúc nào?
Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng trà hoa cúc thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ. Ví dụ như:

Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu mỡ. Nếu sử dụng trà sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.
Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.
Sau khi vận động, ra mồ hôi: Vận động cơ thể sau một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều, làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và có cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.

tra-hoa-cuc-thanh-nhiet-giai-doc-lam-dep-da-thao-duoc-xanh-so-1-jindo.vn-1-4

Một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc
Tác dụng của trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn nên lưu ý những trường hợp sau đây.

1. Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc
Chất axit tannic có trong trà có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine,…) tạo nên kết tủa, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.

Nếu như dùng nước trà để uống thuốc an thần (như phenobarbital …), thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, hoặc mất tác dụng. Do vậy bạn không nên dùng trà hoa cúc kết hợp với bất kì loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.

2. Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc
Không có nhiều nghiên cứu đảm bảo rằng trà hoa cúc hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai. Một cốc trà hoa cúc có thể giúp nâng cao tinh thần và trấn an hệ thần kinh.

Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường, lá lách và dạ dày đều yếu, nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Thậm chí, nếu uống lượng nhiều còn gây nên tiêu chảy và các triệu chứng khác.

3. Không uống trà hoa cúc khi đói
Khi bạn đang đói bụng thì chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” với các dấu hiệu như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, khi mời ai dùng trà hoa cúc, bạn có thể mời kèm theo đồ ngọt, vừa là để ăn kèm vừa một phần là chất đường trong đồ ngọt giúp tăng đường huyết. Đôi khi dù không đói nhưng uống quá nhiều trà cũng dễ bị say.

Trà hoa cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Mỗi ngày nhấm nháp vài tách trà hoa cúc là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình. Tuy nhiên, hoa cúc có thể gây ra một số dị ứng khi sử dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng trà hoa cúc.

Mua Trà Hoa Cúc ở đâu? Địa chỉ nào bán uy tín?

Hiện tại Thảo dược Bách An Khang có cung cấp tất cả các loại thảo dược quý trong đó có Trà Hoa Cúc được thu hái hoàn toàn từ tự nhiên, nhận chuyển hàng toàn quốc, nhận được hàng mới phải thanh toán. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.

Thông tin liên hệ: Bách An Khang – Dược thảo vì sức khỏe một triệu người Việt trên web: www.bachankhang.com Hotline: 082.843.1666 – 058.314.6666 Địa chỉ: 338B Lạc Trung – Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

 

 




Bài xem nhiều


  •  
     
    20/02/2023 | Cây thuốc nam
    Cây tía tô bình thường được dùng như 1 loại rau thơm phổ biến. Có thể ăn kèm với bún, phở hoặc là nấu một số món ăn khác nữa. Không chỉ làm bữa ăn tăng thêm hương vị và màu sắc. Cây tía tô còn đường sử dụng như 1 loại thảo dược rẻ tiền để điều trị bệnh đấy!

    TÁC DỤNG CỦA CÂY TÍA TÔ

    - Điều trị cảm sốt, nhức đầu, ho
    - Thanh nhiệt, giải độc thức ăn (cua cá)
    - Điều trị sưng vú
    - Trị hen suyễn
    - Chống viêm và dị ứng
    - Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    - Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn
    - Tác dụng làm đẹp da

    Hiện nay, Thảo dược Bách An Khang là đơn vị cung cấp cây tía tô uy tín, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

    cay-tia-to, tac-dung-cua-cay-tia-to, mua-cay-tia-to-o-dau, dia-chi-ban-cay-tia-to-uy-tin, dieu-tri-sot, tri-cam, tri-ho, dieu-tri-sung-vu, giai-doc-thuc-an, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    20/02/2023 | Cây thuốc nam
    Cây tía tô bình thường được dùng như 1 loại rau thơm phổ biến. Có thể ăn kèm với bún, phở hoặc là nấu một số món ăn khác nữa. Không chỉ làm bữa ăn tăng thêm hương vị và màu sắc. Cây tía tô còn đường sử dụng như 1 loại thảo dược rẻ tiền để điều trị bệnh đấy!

    TÁC DỤNG CỦA CÂY TÍA TÔ

    - Điều trị cảm sốt, nhức đầu, ho
    - Thanh nhiệt, giải độc thức ăn (cua cá)
    - Điều trị sưng vú
    - Trị hen suyễn
    - Chống viêm và dị ứng
    - Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
    - Giúp đầu óc tỉnh táo và thư giãn
    - Tác dụng làm đẹp da

    Hiện nay, Thảo dược Bách An Khang là đơn vị cung cấp cây tía tô uy tín, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

    cay-tia-to, tac-dung-cua-cay-tia-to, mua-cay-tia-to-o-dau, dia-chi-ban-cay-tia-to-uy-tin, dieu-tri-sot, tri-cam, tri-ho, dieu-tri-sung-vu, giai-doc-thuc-an, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    17/02/2023 | Cây thuốc nam
    Theo y học cổ truyền, mỗi loại tầm gửi lại có một công dụng khác nhau. Loại được đánh giá cao trong các loại cây tầm gửi là tầm gửi mọc trên cây gạo tía.

    TÁC DỤNG CỦA CÂY TẦM GỬI GẠO

    - Bồi bổ, tăng cường chức năng thận
    - Phục hồi chức năng thận ở những bệnh nhân suy thận
    - Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận
    - Điều trị sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu
    - Điều trị viêm cầu thận
    - Tác dụng mát gan giải độc, giải rượu cực hay
    - Tác dụng tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp
    - Điều trị bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh

    Tầm gửi gạo là loại thảo dược có đặc tính dược lý đa dạng. Tuy nhiên khi chọn mua dược liệu, cần thận trọng để tránh mua phải dược liệu giả và kém chất lượng.

    Hiện nay, Thảo dược Bách An Khang là đơn vị cung cấp cây tầm gửi gạo uy tín, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

    tam-gui-gao, tac-dung-cau-tam-gui-gao, mua-tam-gui-gao-o-dau, dia-chi-ban-tam-gui-gao-uy-tin, chua-soi-than, soi-bang-quang, giai-ruou, mat-gan, benh-xuong-khop, viem-cau-than, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    17/02/2023 | Cây thuốc nam
    Diếp cá là thực vật thân thảo, ưa nơi ẩm ướt, cây sống nhiều năm và có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Thân cây mọc đứng, chiều cao khoảng 40cm và có lông bao phủ. Rễ nhỏ của cây thường mọc ở các đốt trên thân rễ.

    - Trong rau diếp cá chứa chất quexitrin và một vài chất vô cơ khác có tác dụng rất tốt đối với việc lợi tiểu. Theo nghiên cứu, nếu một dung dịch chỉ chứa 1/100.000 cũng sẽ có tác dụng lợi tiểu rất lớn. Ngoài ra, chất isoquexitrin cũng có công dụng lợi tiểu.
    - Chất cocdalin trong rau diếp cá có thể gây phồng và kích thích da.

    LƯU Ý

    - Rau diếp cá là thảo dược an toàn và không có độc tính. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn, vì vậy không nên sử dụng cho người có mụn nhọt thể âm hoặc người có hư hàn.
    - Áp dụng bài thuốc từ rau diếp cá giúp giảm sốt, cải thiện chứng đau họng, viêm phế quản, bệnh trĩ, sỏi đường tiết niệu,… Tuy nhiên dược liệu này có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị khác, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

    Hiện nay, Thảo dược Bách An Khang là đơn vị cung cấp cây diếp cá uy tín, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

    rau-diep-ca, tac-dung-cua-rau-diep-ca, mua-rau-diep-ca-o-dau, dia-chi-ban-rau-diep-ca-uy-tin, rau-riep-ca-chua-benh-gi, chua-benh-tri, soi-duong-tiet-lieu, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    17/02/2023 | Cây thuốc nam
    Củ địa liền là một trong những loại dược liệu phổ biến, được trồng hoặc mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Củ này được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình như xương khớp và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy củ địa liền có những đặc điểm, công dụng như thế nào? Mời bạn đọc cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau.
  •  
     
    17/02/2023 | Cây thuốc nam
    Phá cố chỉ thuộc họ đậu, tên khác là bổ cốt chí, đậu miêu là 1 cây nhỏ sống hàng năm. Thân có cạnh và lông nhỏ. Lá kép, mọc so le. Cụm hoa là bông dạng chùy, hoa màu hồng hoặc tím nhạt. Quả đậu ngắn màu đen, hạt hình thận màu nâu đen.

    TÁC DỤNG CỦA PHÁ CỐ CHỈ

    - Điều trị bệnh bạch biến
    - Bổ thận, tráng dương
    - Điều trị tiểu đêm, lưng lạnh đau, tiểu nhiều do thận yếu
    - Điều trị chứng di tinh hoạt tinh, di mộng tinh
    - Điều trị ho lao
    - Điều trị kinh nguyệt không đều, khí hư ở phụ nữ

    Hiện nay, Thảo dược Bách An Khang là đơn vị cung cấp phá cố chỉ uy tín, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

    pha-co-chi, tac-dung-cua-pha-co-chi, mua-pha-co-chi-o-dau, dia-chi-ban-pha-co-chi-uy-tin, cach-dung-pha-co-chi-lam-thuoc, chua-benh-bach-bien, tri-tieu-dem, kinh-nguyet-khong-deu, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    08/02/2023 | Cây thuốc nam
    Đỗ trọng là một vị thuốc quý đã được các Danh y sử dụng từ lâu đời, nổi tiếng như một loại thần dược trong điều trị chứng thận hư, đau lưng, đau khớp, thoát vị đĩa đệm. Ngày nay, đỗ trọng vẫn là một thành phần thiết yếu trong bài thuốc trị các chứng bệnh này.

    do-trong, tac-dung-cua-do-trong, mua-do-trong-o-dau, dia-chi-ban-do-trong-uy-tin, do-trong-chua-benh-gi, an-thai, benh-gan, phong-thap, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    08/02/2023 | Cây thuốc nam
    Hiện nay, Thảo dược Bách An Khang là đơn vị cung cấp cây Xấu Hổ, được thu hái hoàn toàn tự nhiên. Dược liệu sạch sẽ và chất lượng rất tốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối khi sử dụng.

    cay-xau-ho, mua-cay-xau-ho, tac-dung-cua-cay-xau-ho, cay-mac-co, mua-cay-xau-ho-o-dau, dia-chi-ban-cay-xau-ho-uy-tin, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang
  •  
     
    08/02/2023 | Cây thuốc nam
    Hà Thủ Ô còn được gọi với tên khác như dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô... Tuy nhiên, tên khoa học củ hà thủ ô Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ rau răm. Theo đông y, hà tu ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm nê ngoài tác dụng làm đen tóc, giúp bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng...

    ha-thu-o, tac-dung-cua-ha-thu-o, mua-ha-thu-o-o-dau, dia-chi-ban-ha-thu-o-uy-tin, ha-thu-o-gia-re, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang, boi-bo-co-the, suy-nhuoc-than-kinh
  •  
     
    10/12/2022 | Cây thuốc nam
    Hà Thủ Ô còn được gọi với tên khác như dạ gia đằng, dạ hợp, thủ ô... Tuy nhiên, tên khoa học củ hà thủ ô Fallopia multiflora (thunb) Haraldson, thuộc họ rau răm. Theo đông y, hà tu ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm nê ngoài tác dụng làm đen tóc, giúp bổ máu, an thần, dưỡng can, nhuận tràng...
    ha-thu-o, tac-dung-cua-ha-thu-o, mua-ha-thu-o-o-dau, dia-chi-ban-ha-thu-o-uy-tin, ha-thu-o-gia-re, thao-duoc-bach-an-khang, bach-an-khang, boi-bo-co-the, suy-nhuoc-than-kinh