Củ Ngưu Bàng – "Nhân Sâm" của người Nhật
Ngưu bàng là một trong những loại món ăn quan trọng của Thực dưỡng vì nó tạo KIỀM DƯƠNG - một thứ năng lượng rất quí cho người bệnh và người dư a xít...Nó còn là nguyên liệu chính trong món canh dưỡng sinh tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ máu, thoái hoá xương khớp, suy giảm chức năng não, lão suy, đục thủy tinh thể...
cu-nguu-bang, mua-cu-nguu-bang, cong-dung-cu-nguu-bang, mua-cua-nguu-bang-o-dau, mua-cu-nguu-bang-o-dau-uy-tin, keo-dai-tuoi-tho, tang-the-luc, tang-kha-nang-mien-dich, bach-an-khang, thao-duoc-bach-an-khang
Củ Ngưu Bàng – “Nhân Sâm” của người Nhật
Cây Ngưu Bàng là một trong những loại món ăn quan trọng của Thực dưỡng vì nó tạo KIỀM DƯƠNG – một thứ năng lượng rất quí cho người bệnh và người dư a xít…Nó còn là nguyên liệu chính trong món canh dưỡng sinh tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ máu, thoái hoá xương khớp, suy giảm chức năng não, lão suy, đục thủy tinh thể…
Ngưu Bàng là gì?
Cây Ngưu Bàng hay còn gọi là Ngưu Báng thuộc chi ngưu bàng còn gọi là đại đao, á thực, hắc phong tử, gô bô, burdock root.
Tên khoa học:
- là ArctumLappa
Thuộc họ thực vật:
- Asteraceae, là một vị thuốc quý và là món ăn cơ bản của Thực dưỡng.
Ngưu Bàng Tươi là thực phẩm có tính DƯƠNG, rất tốt cho người mắc bệnh ÂM như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, suy giảm chức năng thận, đục thủy tinh thể.
Đây là một loại rau củ, được dùng rộng rãi ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên. Loại rau củ này đặc biệt được ưa chuộng vì có nhiều dược tính như vị thuốc
Ngưu Bàng Khô được sử dụng để nấu lấy nước uống hàng ngày như một loại trà. Trà ngưu bàng có công dụng như một nhà máy lọc máu. Giúp cơ thể thải độc, cải thiện chức năng gan thận.
Đặc điểm Cây Ngưu Bàng:
Cây Ngưu Bàng là cây thảo, cao 1 – 1,5 mét. Lá mọc thành hoa thị ở gốc, mọc so le ở trên thân. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi ngã tím. Lá có hình tim, mặt dưới của lá có nhiều lông trắng.
Bộ phận sử dụng làm thuốc đó là trái ngưu bàng ( ngưu bàng tử), và rễ cây ngưu bàng hay còn gọi là củ ngưu bàng (ngưu bàng căn).
- Rễ cây ngưu bàng (củ ngưu bàng) có mùi vị rất đặc trưng. Nó có vị từ nhạt sang ngọt và hơi hăng. Độ ngọt và hăng tuỳ thuộc vào tuổi và chất lượng của rễ.
- Trong củ ngưu bàng khô còn một vị hơi đắng rất khó nhận ra. Mùi vị tinh túy nhất của ngưu bàng nằm ngay bên dưới lớp vỏ. Rễ mềm nhất khi còn non.
- Củ ngưu bàng mềm hơn củ cà rốt. Rễ già mỏng hơi khô và hơi hoá gỗ, có mùi như mùi đất. Rễ là phần bổ dưỡng nhất, có chứa nhiều inulin, vitamin B và các khoáng chất khác.
Cây Ngưu Bàng mọc ở đâu, Khu vực phân bố Cây Ngưu Bàng:
- Cây ngưu bàng có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam canh tác. Hiện nay, ngưu bàng có mọc trong tự nhiên, nhưng rất ít. Ngưu bàng được trồng ở các bãi đất phù sa của các sông lớn ở khu vực Hà Nội, Thanh Hóa.
Thành phần hóa học chứa trong Cây Ngưu Bàng:
- Trong trái và lá ngưu báng có chứa chất đắng rctiosid (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B
Củ ngưu bàng chứa inulin (45%), glucoza, tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol, 1 lượng nhỏ chất béo, chất nhầy, muối kali.
Cây Ngưu Bàng được canh tác như thế nào?
- Cây Ngưu Bàng Nhật Bản được đem về trồng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Miền Bắc, thời gian trồng vào cuối tháng 9; thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thích hợp để trồng là 22 – 26 độ. Và chỉ có thể trồng ở vùng đất có cát pha.
- Củ ngưu bàng thu hoạch khá vất vả vì phải đào sâu xuống và tránh làm gãy hoặc xước vỏ, làm giảm dược tính của ngưu bàng.
Cách dùng, Liều dùng trong chăm sóc sức khỏe:
Bộ phận dùng làm thuốc:
- Bộ phận dùng làm thuốc là quả ngưu bàng hay còn gọi là ngưu bàng căn & rễ ngưu bàng
Cách dùng Ngưu Bàng:
Đối với người bị tiểu đường:
- Dùng 30-40g ngưu bàng khô đun nước uống sử dụng hàng ngày.
Đối với người bị thù phũng:
- Củ ngưu bàng đem sao vàng, sau đó nghiền thành bột, hoặc mua bột ngưu bàng. Mỗi ngày dùng 10g pha với nước ấm uống
Đối với người viêm thận cấp:
- Dùng 5g ngưu bàng sao vàng, 5g không sao vàng, phù bình sao vàng. Cả 3 nguyên liệu trên tán thành bột, pha với nước ấm dùng trong ngày
Người bị ung thư:
- Dùng ngưu bàng nấu canh ăn hàng ngày, hoặc sử dụng 20g ngưu bàng khô kết hợp với cây xạ đen 30g nấu nước uống hàng ngày.
Giúp tán nhiệt, giải biểu:
- Thuyền thoái 6g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g. Sắc uống trong ngày
Kích thích sinh lý, giảm đau nhức xương khớp:
- 1kg ngưu bàng khô, 5 lít rượu trắng. Ngâm 3 tháng có thể dùng
Công dụng của củ Ngưu Bàng Khô:
- Củ ngưu bàng khô làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
- Giúp tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch.
- Kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, cải thiện tình trạng sinh lý yếu ở cả nam giới và nữ giới.
- Dùng trà ngưu bàng khô hằng ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân và thúc đẩy một làn da khỏe mạnh
- Ngoài ra, củ ngưu bàng còn có chất chống oxy hoá (antioxidant) nên ngưu bàng cũng có khả năng ngăn ngừa được ung thư.
- Trà ngưu bàng khô còn giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi khả năng sau khi bị tai biến mạch máu não
- Củ ngưu bàng khô hỗ trợ hạ thấp cholesterol trong máu.
Củ Ngưu Bàng có tác dụng gì và ăn ngưu bàng chữa bệnh gì?
Ngưu bàng từng là cây thuốc quý được ưu chuộng tại Nhật Bản, Triều tiên trong nhiều thế kỷ qua. Củ ngưu bàng và quả ngưu bàng được sử dụng để điều chế nhiều loại thuốc khác nhau.
Được biết, tin dầu chiết xuất từ rễ củ cây ngưu bàng được sử dụng phổ biến tại châu Âu, trong đó có thuốc điều trị trên da đầu giúp làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng để chống ngứa và giảm gầu trên da đầu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tinh dầu từ rễ cây ngưu bàng chứa nhiều phytosterol và các axít béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm). Đây là các chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì da đầu khỏe mạnh. Đồng thời giúp tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc mà không cần sử dụng đến thuốc mọc tóc.
Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu ghi nhận củ ngưu bàng có chứa nhiều hoạt tính sinh học có tác dụng: tiêu diệt vi trùng, hạ sốt, lợi tiểu, thanh lọc máu, hỗ trợ chữa bệnh gút, nhiễm trùng bàng quang, các biến chứng của bệnh giang mang.
Củ ngư bàng còn có tác dụng chống rối loạn da như mụn trứng cá, vẩy nến. Ngoài ra, củ ngư bàng còn được sử dụng cho người mắc bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, người bệnh tim và giúp nam giới tăng cường ham muốn tình dục.
Tác dụng và cách dùng của Củ Ngưu Bàng:
Điều trị bệnh tiểu đường:
- Người bệnh sử dụng khoảng 30 – 40g củ ngưu bàng khô đun lấy nước uống hàng ngày (có thể uống thay nước). Việc uống nước củ ngưu bàng được chứng minh có tác dụng làm hạ lượng đường huyết trong máu nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đồng thời phòng chống oxy hóa để tránh gây bệnh về tim mạch, bệnh ung thư.
Điều trị bệnh ung thư:
- Lấy củ ngưu bàng tươi nấu thành ăn hàng ngày. Mặt khác, cũng có thể sử dụng củ ngưu bàng khô khoảng 20g đun với 30g cây xạ đen lấy nước uống hàng ngày. Nếu uống đều đặn giúp giảm sự xâm lấy của các gốc tự do gây bệnh ung thư.
Điều trị viêm thận cấp:
- Sử dụng khoảng 10g củ ngưu bàng (5g sao vàng, 5g không sao) và khoảng 6g phù bình sao vàng. Với hai vị thuốc này, người bệnh đem tán thành bột, pha với nước ấm sử dụng hàng ngày. Nếu sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh viêm thận cấp trong thời gian ngắn.
Tán nhiệt, giải biểu:
- Dùng 12g củ ngưu bàng, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liên tục trong vòng 3 – 4 ngày có tác dụng tán nhiệt, giải cảm, giảm ho, rát, khạc ra đờm vàng hiệu quả.
Thúc sởi, tống độc:
- Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống khi sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Củ ngưu bàng khô có thể sắc thành thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị tê thấp, sưng đau các khớp và một số bệnh lý ngoài da.
Tác dụng và cách dùng Quả Ngưu Bàng làm thuốc chữa bệnh:
Quả ngưu bàng có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh cúm, thông tiểu, chữa sưng đau cổ họng, sưng vú, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt nhanh vỡ.
Cách dùng:
- Chỉ cần lấy khoảng 12g quả ngưu bàng khô (có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các vị thuốc khác theo chỉ dẫn của thầy thuốc đông y) sắc lấy nước uống để trị bệnh.
Những tác dụng phụ khi sử dụng Ngưu Bàng
Thực ra, chưa có đủ thông tin chứng minh tác dụng phụ của ngưu bàng, nhưng sẽ có 1 số trường hợp hiếp gặp, phản ứng dị ứng gây ra:
- Nổi ban khi chà lên da
- Nếu bạn dùng để nấu trà uống sẽ có 1 số trường hợp hiếm gặp như co giật, khô miêng, buồn ngủ, hồi hộp, nổi ban.
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc để cải thiện sức khỏe, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ, những người có chuyên môn để có liệu trình phù hợp.
Làm sao để tránh tác dụng phụ:
- Không nên sử dụng cho người bị tiêu chảy, khí hư, ung nhọt bị vỡ không tiện bí
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: nên tham khảo ý kiến trước của bác sỹ
- Đối với người sắp phẫu thuật: Nên dừng sử dụng trước 2 tuần, vì ngưu báng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều hơn
- Đối với người rối loạn xuất huyết, không nên sử dụng.
Bạn có thể Mua Củ Ngưu Bàng ở đâu uy tín?
Thảo dược Bách An Khang là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp dược liệu xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm Củ Ngưu Bàng của chúng tôi mang đến là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng. Hãy gọi tới số 082.943.1666 – 058.314.6666 để được tư vấn 24/24.
Hiện tại đang diễn ra tuần lễ tri ân khách hàng tại Dược Thảo Bách An Khang đang diễn ra chương trình khuyến mại giảm 10% khi mua 2kg trở lên + Freeship khi mua từ 3kg khi Quí khách hàng đăng ký mua ngay hôm nay, hoặc gọi tới số 082.943.1666 – 058.314.6666 hoặc Đặt >>Tại Đây<<
Bách An Khang
Dược thảo vì sức khỏe một triệu người Việt
Hotline: 082.943.1666 – 058.314.6666 (Call/Zalo/SMS 24/24)
Địa chỉ: 338B Lạc Trung – Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Vào Zalo để nhận thông tin khuyến mại thêm >>Tại Đây<<