11 Bài thuốc chữa bệnh từ Cây Bướm Bạc
Cây Bướm Bạc có vị hơi ngọt, tính mát và được quy vào kinh Tâm và Thận. Trong Đông y, loại cây này được xem là vị thuốc nam quý có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lương huyết, khai uất. Ngoài ra, dược liệu này còn có công dụng chữa say nắng và phòng ngừa say nắng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.\
cay-buom-bac, mua-cay-buom-bac, mua-cay-buom-bac-o-dau, cay-buom-bac-uy-tin, mua-cay-buom-bac-uy-tin, mua-cay-buom-bac-uy-tin-o-dau, tac-dung-cay-buom-bac, thanh-nhiet, giai-doc, dieu-tri-so-mui, loi-tieu, bach-an-khang, duoc-thao-bach-an-khang
11 Bài thuốc chữa bệnh từ Cây Bướm Bạc
Cây Bướm Bạc có vị hơi ngọt, tính mát và được quy vào kinh Tâm và Thận. Trong Đông y, loại cây này được xem là vị thuốc nam quý có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lương huyết, khai uất. Ngoài ra, dược liệu này còn có công dụng chữa say nắng và phòng ngừa say nắng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những công dụng khác của dược liệu này.
Tên gọi – Phân nhóm:
Tên gọi khác:
- Bướm bướm, Bướm chùa, Hoa bướm
Tên khoa học:
- Mussaenda pubescens Ait. f.
Họ:
- Thuộc họ Cà phê (Rubiaceae)
Đặc điểm sinh thái:
Mô tả:
- Cây Bướm Bạc là loại cây nhỏ, mọc trờn. Cây có thể cao tới 1 – 2 mét, Cành có sợi lông mịn. Lá nguyên, mộc đối. Mặt trên của lá có màu xanh lục sẫm.
- Mặt dưới lá đôi khi có những lá có lông tơ mịn. Cụm hoa xim mọc ở đầu cành. Hoa có màu vàng và lá đài phát triển thành từng bản có màu trắng.
- Quả hình cầu, bên trong có những hạt nhỏ đen, vò mạnh có chất dính.
Phân bố:
- Cây bướm bạc thường mọc hoang ở các vùng đồi núi ở nước Trung Quốc và rải rác các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Bộ phận dùng, Thu hái, Chế biến và Bảo quản:
Bộ phận dùng:
- Dùng thân, rễ và hoa cây Bướm bạc
Thu hái:
- Thu hái thân và rễ cây Bướm bạc quanh năm. Hoa thu hái vào tháng 6 – 7 hàng năm.
Chế biến:
- Dùng thân, rễ và hoa cây Bướm bạc ở dạng tươi và khô. Khi dùng khô, cần rửa sạch những nguyên liệu vừa thu hoạch được sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản:
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, cần đóng gói kín bao bì sau mỗi lần sử dụng (đối với thuốc dạng sấy khô).
Thành phần hóa học:
Cây Bướm Bạc có chứa các thành phần sau:
- Toàn cây chứa acid cafeic, acid ferulic, acid cumaric, beta-sitosterol-D glucosid (Trung dược từ hải I,1993). Ngoài ra còn có saponin, triterpenic, mussaendosid O, P, Q, R, S.
- Lá chứa hợp chất acid amin, phenol, acid hữu cơ, đường, beta-sitosterol.
- Thân có beta-sitosterol và acid arjunblic.
Tính vị – Quy kinh:
- Cây Bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, được quy vào kinh Tâm và Thận.
Tác dụng dược lý:
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Chưa có bài báo cáo chính thức về dược liệu này.
Theo Y học cổ truyền:
Trong Đông y, cây Bướm bạc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải biểu, hòa lý, khai uất, tiêu viêm. Với những tác dụng được kể trên, loại dược liệu này được sử dụng khá nhiều bài thuốc chữa bệnh cho các đối tượng sau:
- Giảm đau
- Ho
- Bạch đới
- Tê thấp
- Cảm mạo
- Sổ mũi
- Say nắng
- Viêm mủ da
- Viêm ruột ỉa chảy
- Viêm khí quản, viêm hầu họng, viêm amidan
- Viêm thận phù thũng
- Chảy máu tử cung
Cách dùng – Liều lượng:
Cách dùng:
- Dùng thuốc ở dạng thuốc sắc, dùng độc vị hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác (tùy thuộc vào từng bài thuốc).
- Sắc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần nước để dùng.
Liều lượng:
- Dùng 15 – 30 gram/ ngày.
11 Bài thuốc chữa bệnh từ Cây Bướm Bạc:
Thảo dược có tính dược phẩm rất cao và là loại thuốc nam quý trong kho tàng thuốc Đông y. Mỗi bộ phận chứa những thành phần hoạt chất khác nhau giúp hữu hiệu chữa được rất nhiều bệnh. Cùng tìm tiểu cây bướm bạc trị bệnh gì chi tiết sau đây.
1. Chữa bệnh đau nhức xương khớp:
- Dùng 10 đến 20 gram rễ dược liệu rửa sạch loại bỏ đất cát, bụi bẩn sắc với 200 đến 250ml nước và sử dụng.
- Hoặc có thể dùng bài thuốc: cốt toái bổ, thổ phục linh, rễ bướm bạc, thiên niên kiện mỗi thứ 30 gram, 20 gram bạch chỉ. Đem tất cả vị thuốc của thang thuốc trên đun sôi với nước để dùng. Bên cạnh đó kết hợp với việc giã nát lá cây dược liệu đắp lên vùng đau nhức sẽ giúp bệnh tình nhanh khỏi.
2. Chữa bệnh khí hư bạch đới:
- Đem 10 đến 20 gram rễ thảo dược rửa sạch với sắc kỹ với nước lọc một lượng phù hợp và sử dụng mỗi ngày. Bệnh tình sẽ được cải thiện rõ rệt trong khoảng thời gian không dài.
3. Chữa bệnh viêm thận:
- Sử dụng 30 gram thân thảo dược hoặc 40 gram cành lá thảo dược, 20 gram dây kim ngân tươi, 30 gram mã đề.
- Đem thang thuốc trên sắc với 5 phần nước, đến khi cô đặc còn 2 phần nước thì dùng. Uống trong lúc thuốc vẫn đang còn nóng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
4. Chữa bệnh đái buốt, táo bón:
- Dùng 60 gram rễ dược liệu cùng với 20 gram hành tăm. Đem 2 vị thuốc này rửa sạch, để ráo sau đó sao vàng sắc kỹ cùng với nước để sử dụng, trong lúc thuốc vẫn còn nóng thì uống sẽ có tác dụng tốt hơn.
5. Chữa bệnh sổ mũi say nắng:
- Nguyên liệu: 12 gram thân cây dược liệu, 3 gram bạc hà, 10 gram lá ngũ tráo. Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch và để ráo nước. Đun sôi cùng với nước để dùng thay thế cho nước trà hàng ngày.
6. Phòng ngừa say nắng:
- Sử dụng 60 đến 90 gram thảo dược đem đi rửa sạch để đảm bảo loại bỏ đi bụi bẩn và tạp chất. Sau đó nấu với lượng nước phù hợp, dùng thay thế nước hàng ngày.
7. Giúp giảm niệu:
- Chuẩn bị các nguyên liệu sau: thân thảo dược, mã đề mỗi thứ 30 gram, dây kim ngân tươi 60 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước để sử dụng hàng ngày.
8. Chữa bệnh ho, sốt, viêm amidan:
- Chuẩn bị các thành phần nguyên liệu sau: 30 gram rễ cây thảo dược, 10 gram rễ bọ mẩy, 20 gram huyền sâm. Đem tất cả các vị thuốc của thang thuốc trên rửa sạch và sau đó sắc với một lượng nước phù hợp và sử dụng.
9. Điều trị lở loét da:
- Dùng lá cây mướp tươi và lá cây dược liệu tươi liều lượng 2 thứ bằng nhau. Đem đi rửa sạch, để ráo rồi giã nát ra đắp bã vào các vùng lở loét da cố định lại, sau đó rửa lại với nước sạch.
10. Chữa bệnh chốc đầu:
- Sử dụng 30 gram hoa thảo dược với 100ml mật lợn, 25 gram bồ kết. Đem tất cả nguyên liệu đun sôi với nước. Và lấy nước vừa nấu dùng để gội đầu hàng ngày đến khi bệnh tình dần được cải thiện.
11.Chữa bệnh chàm:
- Chuẩn bị vôi củ, lá đào, hoa dược liệu với liều lượng mỗi thứ đều bằng nhau. Rửa sạch tất cả loại bỏ bụi bẩn, tạp chất rồi đem giã nhỏ, đắp vào những nơi bị bệnh chàm.
Lưu ý khi sử dụng Cây Bướm Bạc chữa bệnh
Mặc dù có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, song để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên lạm dụng cây bướm bạc, khi sử dụng cần chú ý đến liều lượng và cách dùng
- Hiệu quả trị bệnh còn tuỳ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người. Người bệnh nên kiên trì sử dụng một cách hợp lý và khoa học mới thấy được kết quả
Bạn có thể Mua Cây Bướm Bạc ở đâu uy tín?
Thảo dược Bách An Khang là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp dược liệu xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm Cây Bướm Bạc của chúng tôi mang đến là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng. Hãy gọi tới số 082.943.1666 – 058.314.6666 để được tư vấn 24/24.
Hiện tại đang diễn ra tuần lễ tri ân khách hàng tại Dược Thảo Bách An Khang đang diễn ra chương trình khuyến mại giảm 10% khi mua 2kg trở lên + Freeship khi mua từ 3kg khi Quí khách hàng đăng ký mua ngay hôm nay, hoặc gọi tới số 082.943.1666 – 058.314.6666 hoặc Đặt >>Tại Đây<<
Bách An Khang
Dược thảo vì sức khỏe một triệu người Việt
Hotline: 082.943.1666 – 058.314.6666 (Call/Zalo/SMS 24/24)
Địa chỉ: 338B Lạc Trung – Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Vào Zalo để nhận thông tin khuyến mại thêm >>Tại Đây<<