Cây Bấc Đèn - Bài thuốc trị các chứng bệnh do thấp nhiệt như viêm bàng quang, viêm họng, viêm amidan, nóng sốt,… BAK804
Mã sản phẩm |
949523 |
Tình trạng |
Sẵn hàng |
giá -30%
-
Đổi hàng
trong 7 ngày -
Giao hàng
Miễn phí Toàn Quốc -
Thanh toán
khi nhận hàng -
Bảo hành VIP
12 tháng
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Cây Bấc Đèn – bài thuốc trị các chứng bệnh do thấp nhiệt như viêm bàng quang, viêm họng, viêm amidan, nóng sốt,… BAK804
Tìm hiểu về Cây Bấc Đèn là cây gì?
Cây Bấc Đèn có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt và lợi tiểu. Nhân dân thường dùng dược liệu này trong bài thuốc trị các chứng bệnh do thấp nhiệt như viêm bàng quang, viêm họng, viêm amidan, nóng sốt,…
Tên gọi, phân nhóm:
Tên gọi khác: Bích ngọc thảo, Hổ tu thảo, Tịch thảo, Cổ ất tâm, Xích tu, Đăng tâm thảo (phần lõi của cây bấc đèn).
Tên khoa học: Juncus ehusus L. var. decipiens Buch
Thuộc họ: họ Bấc Juncaceae.
Đặc điểm sinh thái:
Mô tả:
Cây Bấc Đèn (hay còn gọi là cỏ bấc đèn) là loại cây lâu năm có phần thân tròn cứng, thường mọc thành cụm với chiều cao trung bình từ 35 – 100 cm. Thân cây có đường kính khoảng 1 -2 mm, màu xanh nhạt. Lõi của thân được cấu tạo từ các tế bào có hình ngôi sao để hở ra nhiều lỗ khuyến lớn. Phần lá cây bị tiêu biến nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân. Cây ra hoa đều, mọc thành vòng, lưỡng tính. Bao hoa xơ xác.
Phân bố:
Cây bấc đèn mọc hoang ở nhiều nơi trên khắc cả nước. Cây thường mọc ở những khu vực ẩm ướt, tại các tỉnh như Nam Định, Hà Nam. Dược liệu phải nhập một phần từ Trung Quốc.
Bộ phận dùng, Thu hái, Chế biến và Bảo quản:
Bộ phận dùng: Ruột phơi khôi của thân cây bấc đèn (Juncaceae). Ruột cây có hình trụ, có màu trắng hoặc vàng nhạt, chiều dài khoảng 90 cm, đường kính dao động từ 0.1 – 0.3 cm. Chất cây hơi mềm, có tính đàn hồi, dễ đứt. Khi soi dưới kính hiển vi thì thấy phần lõi được cấu tạo từ các tế bào hình sao để hở các khiếm khuyết lớn.
Thời gian thu hoạch: Mùa thu.
Chế biến: Sau khi thu hái, rạch dọc phần thân để lấy lõi rồi bó thành từng bó, đem đi phơi khô mà dùng. Lõi sau khi được phơi khô được gọi là hắc đèn hoặc đăng tâm, thường được dùng làm bấc đèn dầu hoặc thuốc chữa bệnh.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chính của cây bấc đèn:
- araban
- xylan
- methyl pentosan
- phlobaphen.
Tác dụng dược lý:
Theo y học cổ truyền, vị thuốc từ cây bấc đèn có tác dụng sau:
- Giáng tâm hỏa
- Lợi tiểu trường
- Thanh phế nhiệt.
Người ta thường dùng vị thuốc để điều trị một số bệnh lý sau:
- Tâm phiền
- Tiểu tiện khó
- Mụn nhọt
Trong phạm vi dân gian, bấc đèn thường được dùng cho các mục đích điều trị:
- Sốt
- Ho
- An thần
- Mất ngủ
- Viêm họng.
Qui kinh:
- Vào kinh Phế, Tâm và Tiểu trương.
Tính vị:
- Tính hàn, vị ngọt.
Liều lượng:
- Dùng 1 – 2 gam mỗi ngày dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
Tác dụng của đăng tâm thảo theo Đông Y:
Công dụng: Lợi tiểu trường, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.
Chủ trị: Mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, viêm họng, ho, sốt cao,…
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Chưa có nghiên cứu.
Cách dùng – Liều lượng:
Đăng tâm thảo được sử dụng ở dạng tán bột hoặc dạng sắc uống, liều dùng tham khảo: 1 – 2g/ ngày.
Bài thuốc trị bệnh từ Cây Bấc Đèn – Đăng Tâm Thảo
1. Bài thuốc trị chứng khó ngủ:
Bài thuốc 1: Đạm trúc diệp 9g và bấc đèn 3g, đem hãm lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị bấc đèn 2g đem sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Liệu trình kéo dài 15 ngày, thực hiện từ 2 – 4 liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.
2. Bài thuốc trị miệng khát và tâm phiền:
Chuẩn bị: Mạch môn và lá tre mỗi vị 12g, bấc đèn 4g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
3. Bài thuốc cầm máu với những trường hợp bị thương nhẹ:
Chuẩn bị: Đăng tâm thảo.
Thực hiện: Giã nhỏ và đắp vào nơi bị thương.
4. Bài thuốc chữa chứng phù thũng, tiểu tiện ít và ăn ngủ kém:
Chuẩn bị: Lõi cây bấc đèn 8g.
Thực hiện: Đem sắc với 250ml nước để sôi trong vòng 15 phút, sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống.
5. Bài thuốc trị tiểu gắt và tiểu đỏ:
Chuẩn bị: Hoàng bá, biển súc, xa tiền tử mỗi vị 9g, hoạt thạch và mộc thông mỗi vị 6g, bấc đèn 9g.
Thực hiện: Đem sắc với 800ml nước đun nhỏ lửa còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong 10 ngày.
6. Bài thuốc trị chứng lậu gây tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt:
Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh và cỏ bấc đèn mỗi vị 8g.
Thực hiện: Sắc uống.
7. Bài thuốc trị chứng cao lâm (tiểu ra dưỡng chất):
Chuẩn bị: Hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 40g, cam thảo 10g, cỏ bấc đèn 10g.
Thực hiện: Đem cỏ bấc đèn sắc lấy nước, các vị còn lại tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g thuốc bột uống với nước sắc cỏ bấc đèn, ngày dùng 3 lần.
8. Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện:
Bài thuốc 1: Phượng vĩ thảo và xa tiền thảo mỗi vị 30g, bấc đèn 10g. Dùng nước cháo sắc với dược liệu lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Đông quỳ tử, cam thảo tiêu, chi tử và mộc thông mỗi vị 10g, bấc đèn 3g, hoạt thạch 15g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
9. Bài thuốc trị sỏi tiết niệu và tiểu ra máu:
Chuẩn bị: Mộc thông, chi tử, cù mạch, xa tiền tử và biển súc mỗi vị 10g, bấc đèn 2g, cam thảo 3g, đại hoàng 6g, hoạt thạch 20g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
10. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị hô mê và nói sảng do sốt cao:
Chuẩn bị: Chu sa 6g, ngưu hoàng 1g, sơn chi 12g, uất kim 8g, hoàng cầm 12g và sinh hoàng liên 15g, đăng tâm 1 lượng vừa đủ.
Thực hiện: Đem đăng tâm sắc riêng, các vị còn lại đem tán thành bột mịn làm hồ. Mỗi lần dùng 1 – 3g uống với nước sắc đăng tâm.
11. Bài thuốc trị tiểu không thông, tiểu bí, nhiệt ở thượng tiêu:
Chuẩn bị: Cù mạch 1.6g, hổ phách 1.6g, biển súc 2g, xa tiền tử 3g, bấc đèn 0.4g, trư linh 10g, mộc thông 2g, trạch tả 1.6g, phục linh 6g và thông thảo 0.8g.
Thực hiện: Trộn đều các dược liệu, mỗi lần dùng 16g sắc lấy nước và dùng khi đói
12. Bài thuốc trị chứng phù do tim:
Chuẩn bị: Thổ ngưu tất 50g và bấc đèn 6g.
Thực hiện: Sắc uống.
13. Bài thuốc trị bệnh viêm amidan và viêm họng mãn tính:
Chuẩn bị: Phèn chua phi khô 2.5g, mai hoa phiến 1g, cỏ bấc đèn 3g, hoàng bá (đốt thành than) 2g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 3 – 4g thổi vào bên trong cổ họng.10. Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây nhiệt lâm, huyết lâm
Chuẩn bị: Cù mạch, đại hoàng (hơ nóng), mộc thông, xa tiền, biển súc, chích cam thảo, hoạt thạch và sơn chi các vị bằng lượng nhau, nước sắc của cây bấc đèn.
Thực hiện: Đem các vị thuốc sao giòn, tán mịn. Mỗi lần dùng 10 – 15g sắc với nước bấc đèn, ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.
13. Bài thuốc trị người bồn chồn, phát nóng, chân tay vật vã:
Chuẩn bị: Búp tre 15 cái, đọt non của cây dứa dại 30g, cỏ bấc đèn 6g và xích tiểu đậu 30g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
14. Bài thuốc trị viêm màng tiếp hợp cấp:
Chuẩn bị: Liên kiều 10g, cỏ bấc đèn 4g, kim ngân hoa, thảo quyết minh, cúc hoa, địa hoàng tươi và long đởm thảo mỗi vị 12g, thuyền thoái 2 – 4g.
Thực hiện: Sắc uống.
15. Bài thuốc trị thấp nhiệt bàng quang:
Chuẩn bị: Đăng tâm, xuyên tâm liên, bạch mao căn và xa tiền tử, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.
Thực hiện: Sắc uống.
16. Bài thuốc trị chứng khí hư bạch đới:
Chuẩn bị: Phượng vĩ thảo, rau khúc, bấc đèn mỗi vị 12g, bấc đèn 15g.
Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.
17. Bài thuốc trị tiêu chảy:
Chuẩn bị: Bạch phục linh, đảng sâm, xa tiền tử, hương nhu và trư linh mỗi vị 12g, cỏ bấc đèn 2g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
18. Bài thuốc trị trẻ em bị hay khó về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản:
Chuẩn bị: Kim ngân hoa 12g, cam thảo 3g, kinh giới tuệ 4g, cát cánh 6g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g, táo nhân 8g và đăng tâm 2g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
19. Bài thuốc trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can:
Chuẩn bị: Xích thược, cúc hoa, sài hồ, tang diệp mỗi vị 12g, bấc đèn 2 – 4g, quyết minh tử 8g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 thang.
20. Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện:
Bài thuốc 1: Phượng vĩ thảo và xa tiền thảo mỗi vị 30g, bấc đèn 10g. Dùng nước cháo sắc với dược liệu lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Đông quỳ tử, cam thảo tiêu, chi tử và mộc thông mỗi vị 10g, bấc đèn 3g, hoạt thạch 15g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
21. Bài thuốc trị chứng lạnh bụng, chướng hơi, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính:
Chuẩn bị: Thanh mộc thương, cốc nha và thanh bì mỗi vị 20g, bấc đèn và đinh hương mỗi vị 16g, củ gấu, tam lăng và nghệ đen mỗi vị 160g, khiên ngưu và binh lang mỗi vị 40g.
Thực hiện: Tán các vị thành bột sau vo thành hạt, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sắc từ gừng tươi.
Kiêng kỵ và Lưu ý khi dùng Cây Bấc Đèn:
- Không dùng cho người trúng hàn, thể trạng hư và tiểu tiện không kìm được.
- Tránh dùng trong thời gian dài.
- Các bài thuốc từ cỏ bấc đèn có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dược liệu có tính hàn nên cần sử dụng với liều lượng và tần suất thích hợp.
Bạn có thể mua Cây Cỏ Bấc Đèn ở đâu uy tín?
Thảo dược Bách An Khang là đơn vị uy tín trên thị trường cung cấp dược liệu xanh sạch, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm Cây Cỏ Bấc Đèn chúng tôi mang đến là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng. Hãy gọi tới số 0839.363.777 | 082.943.1666 để được tư vấn 24/24.
Vì sao nên chọn Thảo Dược Bách An Khang?
Sản phẩm đã được kiểm định nghiêm ngặt, kỹ lưỡng trước khi giao tận tay tới khách hàng.
Không sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đảm bảo xanh sạch tự nhiên.
Chế biến theo tiêu chuẩn, đảm bảo dược chất không bị mất đi.
Phát hiện hàng giả, nhái, không đúng chất lượng sản phẩm bồi thường gấp 10 lần.
Gửi hàng toàn quốc sau 2-7 ngày nhận được sản phẩm, kiểm tra, hài lòng mới phải gửi tiền cho nhân viên vận chuyển.
Hãy chia sẻ ngay với bạn bè thông tin hữu ích này nhé!
- Mua ngay
- Mua ngay